LỄ ĐỘNG THỔ, KHỞI CÔNG

Từ ngày xưa, ông cha ta luôn quan niệm “có thờ – có thiêng, có kiêng – có lành”, do đó trước khi tiến hành một việc gì lớn, quan trọng cần phải được thờ bái, cúng kiến. Mục đích là cầu cho mọi việc đều tốt đẹp êm ấm, phù hộ làm ăn phát tài, ăn nên làm ra. Mọi việc muốn thuận lợi thì cần phải tuân theo những nghi thức về mặt phong thủy, nổi bật nhất có thể kể đến đó là Nghi thức Lễ động thổ và Lễ khởi công. Vậy Lễ Động Thổ-Khởi công giống hay khác nhau? Hãy cùng Sự Kiện An Phát tìm hiểu nhé!

Lễ động thổ và Lễ khởi công có phải là một không?

Đối với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tâm linh luôn là một yếu tố quan trọng khi bắt đầu một việc xây dựng lớn như là xây một ngôi nhà, một nhà máy, một công trình kiến trúc,…

Vì hiện nay các doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian và công sức, nên thường có xu hướng tổ chức lễ động thổ và lễ khởi công chung một thời điểm. Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều khách hàng vẫn thường hay nhầm lẫn hai lễ này là một. Với những chia sẻ trong bài viết dưới đây, SỰ KIỆN AN PHÁT mong muốn sẽ cung cấp cho quý khách hàng về sự khác nhau của hai nghi thức này. Giúp quý khách hàng có thể hiểu được bản chất của hai buổi lễ thật chi tiết, từ đó có một kế hoạch tổ chức phù hợp.

Lễ động thổ là gì?

Quan niệm tâm linh cho rằng, trên mỗi mảnh đất thì đều thuộc sự cai quản của thần Thổ Địa. Do đó, công việc xây dựng ồn ào, huyên náo; làm xáo trộn vị trí đất khi phải xúc, đào bới đất sẽ làm phiền đến thần linh ở nơi này. Vì thế Lễ động thổ là nghi lễ để xin phép xây dựng công trình trên mảnh đất đó. Mong rằng các vị thần linh sẽ phù hộ cho quá trình xây dựng được thuận lợi. Cũng như khi chuyển về nhà mới con người được an cư lạc nghiệp, sống vui vẻ, hạnh phúc.

Ngày nay, lễ động thổ còn là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu của công trình cũng như khẳng định tầm vóc và giá trị của dự án trên thị trường để tạo niềm tin với nhà đầu tư và thu hút vốn đầu tư từ các đối tác, khách hàng tiềm năng.

Lễ khởi công là gì?

Lễ khởi công được xem như là một nghi lễ để kính cáo với các vong linh, tổ nghề của mỗi đơn vị thi công để mong các Ngài phù hộ. Đối với các công trình khi phải thực hiện nhiều công đoạn đến đất đai như: phá dỡ, ép cọc nhà, làm móng,… Và do các đơn vị khác nhau đều cần phải thực hiện nghi lễ này. Để cầu mong cho công việc của mình diễn ra thuận lợi; không gặp trở ngại nào.

Đây cũng là dịp để doanh nghiệp thông báo đến các khách hàng liên quan về sự khởi động chính thức của dự án mới, thu hút sự chú ý của giới đầu tư, cũng như quảng bá hiệu quả cho hình ảnh và tên tuổi của đơn vị.

Điểm giống và khác nhau giữa Lễ động thổ và Lễ khởi công

1. Điểm giống nhau giữa Lễ động thổ và Lễ khởi công

Hai nghi thức Lễ động thổ và Lễ khởi công đều mang ý nghĩa tâm linh là mong chờ điều may mắn, điềm lành và sự phát triển thuận lợi cho công trình. Cả hai nghi thức này đều là sự cầu mong thuận lợi, mang lại may mắn cho gia chủ. Từ lúc tiến hành xây dựng công trình cho đến khi vào ở và an cư lạc nghiệp về sau.

Hơn nữa về phía truyền thông thì hai sự kiện này đều được coi là bước đệm quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệu hiệu quả cho công trình và doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng và các khách hàng liên quan khác.

2. Điểm khác nhau giữa Lễ động thổ và Lễ khởi công

Điểm khác nhau dễ nhận biết của hai nghi lễ chính là “thời gian tổ chức sự kiện”.

Lễ động thổ được tổ chức ngay khi công trình được cấp phép và chủ đầu tư chính thức tiếp nhận mảnh đất để xây dựng. Nghi lễ này được xem như là lễ ra mắt các thần, xin phép bước vào mảnh đất này dù chưa xây dựng hay làm gì cả. Có nhiều gia chủ sau khi mua đất đã tiến hành ngay lễ động thổ để đi lại, đo đạc nhưng vài tháng sau đó mới bắt đầu xây dựng nên lúc ấy mới tổ chức lễ khởi công. Như vậy lễ động thổ thường được tổ chức trước lễ khởi công.

Lễ khởi công được tổ chức khi dự án chính thức đi vào xây dựng. Nghi lễ này là lễ kính báo với các thần rằng công trình được bắt đầu từ thời điểm này.

Ngày nay, đa phần mọi người đều tổ chức lễ khởi công và lễ động thổ cùng chung một ngày để tiết kiệm thời gian vì vậy gây ra hiểu nhầm rằng đây chỉ là một nghi lễ mà thôi.

 

Mong rằng những thông tin ở trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về hai nghi lễ truyền thống lâu đời này. Chúng ta ai mà không ưu ái cho sự khởi đầu tốt đẹp chứ? Một nghi lễ động thổ và khởi công hoàn hảo sẽ khiến cho hình ảnh đơn vị của bạn trở nên tầm cỡ hơn trong mắt khách hàng và đối tác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Tổ chức Lễ Động Thổ, Lễ khởi công, Lễ cất nóc, Sự Kiện An Phát tự tin sẽ cung cấp cho quý khách hàng một buổi lễ chuyên nghiệp theo đúng nghi thức và long trọng nhất. Đáp ứng mọi yêu cầu và mục đích của khách hàng.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Tổ chức Lễ Động Thổ, Lễ khởi công, Lễ cất nóc, Sự Kiện An Phát tự tin sẽ cung cấp cho quý khách hàng một buổi lễ chuyên nghiệp theo đúng nghi thức và long trọng nhất. Đáp ứng mọi yêu cầu và mục đích của khách hàng.

Hình ảnh tổ chức Lễ động thổ, khởi công mới nhất

Tổ chức lễ động thổ VSIP 2 – Bến Cát – Bình Dương

Tổ chức lễ động thổ tại Biên Hòa – Đồng Nai

Tổ chức lễ Động thổ – Khởi công tại Bến Lức – Long An

Tổ chức Sự Kiện Động Thổ – Khởi Công tại Tiền Giang

Tổ chức Sự Kiện Động Thổ – Khởi Công tại Hoàn Cầu Bến Tre

Tổ chức Lễ Động Thổ – Khởi Công miền nam

Tổ chức Lễ Động Thổ – Khởi Công Bà Rịa – Vũng Tàu

Tổ chức Lễ Động Thổ – Khởi Công công ty TPHCM

Tổ chức Lễ Động Thổ nhà ở xã hội tại Đức Hòa – Long An

Tổ chức Lễ khởi công khu đô thị Cảng Quốc Tế Long An

Tổ chức Lễ Động Thổ – Khởi Công Long Thành Đồng Nai

Tổ chức Lễ Khởi Công TPHCM – Bình Dương -Long An